Banner

Tin tức

XỬ PHẠT ĐỐI VỚI NHỮNG LỖI KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP KINH DOANH

1. Xử phạt đối với lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải ?

Mức xử phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào ?

Xử phạt đối với lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải ?
Căn cứ khoản 1, Điều 13, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính Phủ: Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định
Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

 

2. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất)

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Như vậy, với căn cứ pháp lý nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải của bạn phải có giấy đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

giay phep kinh doanh van tai hang hoa bang o to
Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa  bằng ô tô 

Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:

Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;

b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

10. Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.

11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

giay phep van tai hang hoa bang o to
Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô 

Như vậy, với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là phần tư vấn của Đông Á Groupvề vấn đề của bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp ngay, bạn vui lòng liên hệ với Đông Á Groupqua số điện thoại đường dây nóng (24/7): 0937 345 533 để được tư vấn miễn phí trực tiếp. 

3. Kinh doanh xe ben có phải đóng thuế kinh doanh vận tải ?

Theo quy định tại nghị 86/2014/NĐ-CP thì có 02 hai hình thức kinh doanh vận tải là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Trong trường hợp này bạn có hoạt động kinh doanh hàng hóa của hộ gia đình, bạn sử dụng xe để chở hàng của hộ gia đình đi tiêu thụ và thu tiền thông qua việc bán hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì dịch vụ vận tải sẽ phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm. Cụ thể:

Cụ thể trường hợp của bạn, Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế quy định:

2. Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp =Doanh thu tính thuế GTGT xTỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp =Doanh thu tính thuế TNCNxTỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này.

- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này."

Như vậy, bạn cần phải xác định được mức doanh thu của bạn để làm cơ sở cơ quan thuế khoán doanh thu khoán cho bạn. Trong trường hợp bạn kinh doanh vận tải thì bạn sẽ phải nộp thuế cho ngành nghề "Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa" với tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải xác định riêng doanh thu của hoạt động vận tải này để tính nộp thuế, nếu bạn không xác định định được thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu cho bạn.

4. Kinh doanh vận tải và việc cấp phép cho hoạt động kinh doanh vận tải ?

Những vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh vận chuyển ? 

Kinh doanh vận tải là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cấp phép của

Do câu hỏi bạn không trình bày rõ bạn kinh doanh vận chuyển ở đây theo hình thức nào. Hiện nay theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì có những loại hình kinh doanh vận tải sau:

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

- Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

===> Vì thế, Đông Á Groupsẽ tư vấn cho bạn về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

giay phep kinh doanh van tai hang hoa bang o to
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô 

Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thời gian thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;

b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.

c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;

d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;

c) Bảo đảm và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

6. Nơi đỗ xe:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;

b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;

c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:

a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

Đối tượng cấp và nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Giấy phép)

1. Đối tượng cấp Giấy phép: các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.

2. Nội dung Giấy phép gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp);

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép;

e) Cơ quan cấp phép.

3. Giấy phép có giá trị 07 (bảy) năm.

4. Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe taxi phải được gắn phù hiệu. Phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải được gắn biển hiệu.

5. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về việc quản lý, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép, mẫu Giấy phép, mẫu và thời hạn có giá trị của phù hiệu, biển hiệu.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

d) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

đ) Phương án kinh doanh;

e) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

2. Đối với hộ kinh doanh:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

d) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

đ) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép

1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;

b) Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.

Sau khi xin giấy cấp phép xong bạn tiến hành đăng kí kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp

5. Thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ?

Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô được tiến hành như sau:

Bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở giao thông vận tải.

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);

- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Thời gian giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định,Sở giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách : 090 678 3533 . Đông Á Groupsẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!

Gọi ngay
Phone 090 678 3533

 

 

 

Tin tức khác

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

0964 998 533
Đà Nẵng

Đà Nẵng

0944 757 998
Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

0964 998 533
Hà Nội

Hà Nội

0973 411 770
Hỗ Trợ Toàn Quốc

Hỗ Trợ Toàn Quốc

090 678 2533
Hỗ Trợ Toàn Quốc

Hỗ Trợ Toàn Quốc

0937 345 533
Hỗ Trợ Toàn Quốc

Hỗ Trợ Toàn Quốc

0948 587 785
Hỗ Trợ Toàn Quốc

Hỗ Trợ Toàn Quốc

090 668 3533
Hỗ Trợ Toàn Quốc

Hỗ Trợ Toàn Quốc

090 678 3533

Bài Viết Gần Đây